Nguồn Gốc Khổ Đau



Chúng ta khổ đau không phải vì thực tại chất chứa khổ đau, mâu thuẫn và vô lý... mà vì chúng ta đã nhìn thực tại qua những lớp màng nhận thức đen tối, mang nặng những tư kiến, tư dục của chúng ta, để thấy thực tại chất chứa khổ đau, mâu thuẫn và vô lý...

Rồng Bay - Châu Thới Tự

Mẹ, Quê Hương, và Nỗi Nhớ

Sợi hoàng hôn, vắt ngang trên đường quê

Người lữ khách, bao năm, nay tìm về,
Mái tranh nghèo, tỏa khói chiều, ấp iu
Thương nhớ lắm, từng con đê, ngõ hẻm.

Mùi hương lúa, ngạt ngào, dưới ruộng sâu
Chú mục đồng, vắt vẻo, trên lưng trâu,
Cánh diều cao, bay lơ lửng, trên đầu
Ta lặng nhớ, những ngày xưa, thơ ấu.

Bao năm qua, phiêu bồng, nơi đất khách
Ta lạc lõng, như một cánh, chim bằng,
Mang trong tim, bóng hình, quê yêu dấu
Thèm sữa thơm, của đất mẹ, thuờ nào.

Bà mẹ già, mắt nhòa lệ, rưng rưng
Ôm con khờ, bao năm rồi, xa cách,
Mẹ vẫn chờ con, trong từng đêm vắng
Mong đèn Trăng, soi rọi, bước con về.

Ngồi bên Mẹ, nhóm bếp lửa, thân thương
Khói thời gian, nhuộm tóc Mẹ, pha sương,
Cho con trẻ, sưởi ấm, trong lòng Mẹ
Đượm hương yêu, những ngày tháng, đoạn trường.


Tiểu Sư Muội (Tuyết Ngạn:))

5-26
xin dành tặng cho những người xa xứ nặng tình quê hương...

ĂN CHAY VÌ LÒNG TỪ BI


Trong các kỳ trước chúng tôi đã đề cập đến nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau thúc đẩy người ta từ bỏ việc ăn thịt chúng sinh mà chuyển qua ăn thực phẩm rau đậu.  Những nguyên nhân gần và những nguyên nhân xa.  Gần như bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân người ăn chay, giúp người ăn chay ít bệnh tật hơn như khoa học ngày nay đã chứng minh. Xa hơn là để bảo vệ môi trường sống, giúp cho hệ sinh thái, nguồn nước và không khí thở trong lành hơn và giảm thiểu quả địa cầu ấm nóng gây bão lụt xảy ra hàng năm ở Việt Nam và trên thế giới.

Trong kỳ này, chúng tôi đề cập đến một lý do khác thúc đẩy người ta ăn chay. Lý do ăn chay này không những chỉ có mặt trong cộng đồng Phật giáo mà còn có mặt ở khắp mọi nơi, mọi cộng đồng không phân biệt tôn giáo và sắc tộc.  Đó là ăn chay vì tôn trọng sự sống, không gây tổn thương đến mạng sống của các loài vật hữu tình và nhất là vì muốn làm giảm bớt đi những nỗi khổ đau và chết chóc không cần thiết mà con người, một sinh vật thông minh hơn, gây ra cho chúng.

Niết bàn đâu xa

Thuở nhỏ, mới tập viết chữ nho, một ông già nhờ tôi viết câu đối: Tri túc tâm thường lạc / Vô cầu phẩm tự cao, nghĩa là: Biết đầy đủ trong lòng thường vui sướng / Không cầu cạnh phẩm giá tự nhiên cao.

Chữ tôi lúc đó rất xấu, thực ra gọi là “vẽ chữ” thì đúng hơn, nhưng ông già vẫn đem về treo cẩn thận. Sau này nhìn thấy ông viết rất ngay ngắn và đẹp, tôi mới biết câu đối đó là cái ông muốn dạy mình. Đến nay, tôi vẫn thường nghĩ về ý nghĩa của câu đối đó và thấy không dễ gì thực hiện.

Người ta hay tìm đến sự bình an ở đạo Phật. Lên chùa vãng cảnh, tụng kinh, giúp đỡ người khác, bố thí, tránh chỗ ồn ào, thị phi… nhưng nếu đọc kỹ tư tưởng của Phật, những cái đó chỉ là biện pháp của người bình thường, coi Phật như thần linh. Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động. Cái tâm con người như tấm gương soi mặt hồ, nó không nổi sóng thì hình ảnh phản chiếu mới rõ nét, còn đi tu, ở ẩn chẳng qua là phương tiện. Do vậy mà góc bình an lớn nhất vẫn là sự hiểu biết thấu triệt, đến mức có thể thực hành tâm linh trong chính bản thân, nghĩa là mình nghĩ rằng vui, thì lập tức sẽ vui, sống giữa địa ngục mà như ở trên Niết bàn vậy, và ngay cả vui hay buồn cũng không còn là vấn đề nữa.

Về lý thuyết ai cũng có thể biết như vậy, nhưng hầu hết con người trên đời đều không vượt qua được vòng xoáy của sự mưu sinh, cơm áo gạo tiền, công việc, gia đình, đời sống tình cảm cá nhân… không dễ gì đã khoác vào lại cởi ra cho được. 
Do vậy mà tu giữa chợ, thiền ở bất cứ đâu, tìm niềm vui trong sự vất vả hàng ngày mới là cách thức mà con người của xã hội thông tin và công nghiệp lựa chọn. Cái góc nhỏ bình yên không nhất thiết là ở đâu đó, nó có thể dịch chuyển theo mình, tuỳ theo hoàn cảnh. Ngồi trong góc tàu, đọc vài trang tiểu thuyết cũng là sự bình yên trên con đường đến công sở – một hình ảnh thường thấy ở người công chức hiện tại.
Phan Cẩm Thượng (Sgtt)

Chuyện gì đang xảy ra?


Có người biết rất rõ là nếu có người mang lửa đến cho tôi và đốt tôi, thì điều hay nhất là tôi thủ sẵn một vòi nước. Khi kẻ ấy đến tôi sẽ mở vòi nước và dập tắt ngọn lửa tức thì.
Người ta hiểu thế đấy, họ hiểu ở mức độ tri thức, nhưng trong thực tế có người mang ngọn lửa đến thì tôi mở cái vòi bơm dầu ra để cho cháy, tôi ném một thùng dầu lên người ấy.
“Nhà ngươi bị cháy bị bỏng, ta cũng bị cháy  bị bỏng, cả hai chúng  ta cùng cháy” :D
Về sau bạn nhận ra rằng điều này sai hỏng quá, tôi không nên làm như vậy, sau này người ta mang ngọn lửa đến đốt tôi, tôi sẽ lấy nước dập tắt ngọn lửa, chứ không lấy dầu.
Rồi bạn đến thượng đế toàn năng, thần nam  hay thần nữ của bạn để cầu nguyện :
“Tôi đã sai lầm, xin vui lòng tha thứ cho tôi…”
Nhưng lần tới bạn cũng làm sự lầm lỡ ấy, cũng một lầm lỡ ấy, bạn không thể thoát ra được, bởi vì bạn không biết thực sự chuyện gì đã xảy ra tận bên trong cho nên nó không giúp đỡ gì bạn được...


Có Bụt Trong Ta

Hãy cứ sống bằng lời yêu chân thật
Dù cuộc đời không là những giấc mơ
Có đôi khi đời tàn nhẫn vô bờ
Vẫn phải sống để tập lòng kiên nhẫn

...Hãy cứ yêu bằng trái tim thành khẩn
Dù tình người chỉ quanh quẩn lợi danh
Và con tim nhiều khi phải tranh dành
Khi thất bại , hãy yêu thêm lần nữa

Hãy cứ vui bằng cõi lòng chan chứa
Dù chuyện buồn đang xảy đến quanh ta
Niềm vui kia chớ nên để nhạt nhòa
Nó sẽ giúp ta thêm lòng dũng cảm

Hãy cứ tin đời không là sầu thảm
Lấy sức mình xây dựng một niềm tin
Dù người đời cười chê cứ làm thinh
Niềm tin sẻ giúp ta tròn mơ ước

Hảy thứ tha những gì tha thứ được
Bởi trong lòng đã mở cửa từ bi
Để trong ta còn chỗ trống khắc ghi
Những tốt đẹp đời thường luôn sẵn có

Hãy cứ nhìn những cuộc đời gian khó
Để nhủ rằng ta còn có điều may
Và quanh ta vạn vật sẽ đổi thay
Ta hạnh phúc vì vận đời đưa đẩy.

Sưu Tầm

Phật giáo đạt giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới"



Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn trên bàn tròn quốc tế với hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo. Điều thú vị cần lưu ý là nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ, mặc dầu Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ trong số các thành viên ICARUS. Dưới đây là những ý kiến ​​của bốn thành viên có quyền biểu quyết:
Jonna Hult, Giám đốc Nghiên cứu của ICARUS nói: Tôi không bất ngờ khi Phật giáo đã thắng giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”, bởi vì thật sự Phật giáo không chủ trương chiến tranh.

Chúng ta hầu như không tìm thấy một Phật tử đã từng ở trong quân đội. Những người này đều thực hành những gì họ nói, đến độ chúng ta không thể làm được bằng các truyền thống tâm linh khác.

Một linh mục Công giáo, Cha Ted O’Shaughnessy, đã nói từ Belfast: “Tôi rất yêu thương Giáo hội Công giáo. Nhưng điều luôn làm phiền tôi là chúng ta luôn rao giảng tình yêu trong Kinh Thánh, nhưng lại cho đó là ý Chúa mỗi khi nói đến việc giết hại con người. Vì lý do đó, tôi đã phải bỏ phiếu cho Phật giáo.

Giáo sĩ đạo Hồi Tal Bin Wassad, nói từ Pakistan qua một thông dịch của ông: “Trong khi tôi là một người Hồi giáo mộ đạo, tôi có thể thấy sự giận dữ và máu đổ được đưa vào trong tôn giáo thay vì chỉ nên ở mức độ cá nhân. Người Phật tử đã thấy rõ điều đó.” Bin Wassad, một thành viên ICARUS bỏ phiếu của cộng đồng Hồi giáo lại tiếp tục nói: “Trong thực tế, một số bạn tốt nhất của tôi lại theo Phật giáo”.

Và Rabbi Shmuel Wasserstein đến từ Jerusalem. “ Tất nhiên, tôi yêu đạo Do Thái, và tôi nghĩ đó là tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Nhưng nói thật, tôi đã thực hành Thiền Định mỗi ngày trước khi minyan (việc cầu nguyện hàng ngày của người Do Thái) từ năm 1993. Vì vậy, tôi hiểu được nó”.

Tuy nhiên, có một trở ngại: ICARUS không thể tìm thấy bất cứ ai để ban tặng giải thưởng này. Tất cả các Phật tử mà họ gọi đến lại luôn nói rằng họ không cần giải thưởng.

Khi được hỏi lý do tại sao cộng đồng Phật giáo Miến Điện từ chối giải thưởng, Sư Bhante Ghurata Hanta trả lời từ Miến Điện: “Chúng tôi rất biết ơn được quý √ị công nhận, nhưng chúng ta nên ban giải thưởng này cho toàn nhân loại, bởi vì Phật tính có sẵn trong mỗi chúng ta”. Ông Groehlichen nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi cho đến khi chúng tôi tìm 
thấy một Phật tử bằng lòng nhận giải thưởng này. Chúng tôi sẽ cho ông biết khi nào chúng tôi làm được điều đó”.

Nguồn : Giác Ngộ

Kiến đi tìm quần


Có một con voi đang tắm dưới sông, một con kiến đứng trên bờ nói: "Thằng kia! Có giỏi bước lên đây".

Con voi vừa bước lên nói:
- Mày định làm gì?
Kiến nói:
- Thôi mày xuống tắm tiếp đi.
Voi bực mình nói:
- Tao tưởng mày định làm gì?
- Thực ra tao bị mất cái quần tắm. Tao chỉ muốn xem là mày có lấy nó không? - Kiến nói.
- !!!!!

Quê Hương - Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ? "
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) 

Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Quê Hương - Giang Nam

Những cánh đồng Việt Nam

Do điều kiện công tác, tôi được đi khá nhiều nơi trên đất nước mình và cũng có lẽ đâu đó từ sâu trong tâm khảm, tôi là một anh nông dân, dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, vậy nên tôi luôn bị cuốn hút bởi những sắc màu, ánh sáng và nhịp điệu của những cánh đồng lúa khắp các miền Tổ Quốc. Bạn đọc Đặng Tuấn Trung chia sẻ.

Thật muôn màu muôn vẻ, cái hạt lúa tý hon mà kỳ diệu. Nó làm nên sắc thái và cảnh quan của đất và người. Khao khát được ghi lại và chia sẻ cùng mọi người những nơi tôi đã đi qua, dù chưa đầy đủ...






















Thần Chú Kim Cang Tát Đỏa

OM VAJRA SATTVA HUM
เพลงสวดมนต์ธิเบต OM VAJRA SATTVA HUM. (โอม วัชระ สัตตวา หูม) 金刚萨埵心咒 (Jin Gang Sa Duo Xin Zhou) OM BENZA SATTO HUNG. 嗡 班札尔 萨埵 吽, 汉语拼音注音 Ong Ban Zha Er Sa Duo Hong. (โอง เบนจาระ สัตโต ฮง) Om Benza Satto Hung , Om Benza Satto Hung , Om Benza Satto Hung ,Om Benza Satto Hung , Om Benza Satto Hung , Om Benza Satto Hung 


Lời giáo huấn của cha tôi...


Lại một câu chuyện ở Ấn Độ, một người rất giàu có, ông ta chết lúc tuổi già, theo phong tục Ấn 2 người con trai của ông ta bắt đầu sống chung, 2 anh em sống với nhau được một thời gian sau đó có sự hiểu lầm xảy ra, họ giận nhau và đòi chia gia tài…Tiền bạc, nữ trang, ruộng đất…mọi thứ đều được chia đôi, sau khi chia xong, có người tìm thấy một chiếc hộp giấu ở một chỗ nào đó, họ mang hộp đó ra, trong hộp đó có 2 chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn bạc tầm thường còn chiếc nhẫn kia gắn kim cương rất có giá.
Người anh cả nảy ra lòng tham, anh ta gắng giải thích cho người em :
“Theo anh, chiếc nhẫn này chắc không phải do cha đổ mồ hôi kiếm được, có lẽ gia bảo này được truyền qua bao thế hệ, và vì thế nó nên tiếp tục được kế truyền, Anh là người lớn tuổi hơn, anh sẽ giữ chiếc nhẫn này để nó tiếp tục được lưu truyền, nếu mình đem bán chiếc nhẫn này đi và chia đôi thì mình sẽ mất nó và vì vậy anh sẽ giữ chiếc nhẫn kim cương này, còn em giữ chiếc nhẫn bạc.”
Người em mỉm cười : “Hãy vui lên, anh hạnh phúc với chiếc nhẫn kim cương, còn em hạnh phúc với chiếc nhẫn bạc…”
Và họ bắt đầu sống cuộc sống riêng của họ…
Có những thăng trầm, thăng trầm cứ tiếp tục tới, người anh với chiếc nhẫn kim cương, khi mùa xuân đến anh ta rất phấn khởi, vui mừng…Khi hết mùa xuân, hạ, đông hay thu tới anh ta chán nản, luôn luôn mất  sự thăng bằng TÂM TRÍ, đối diện với mọi thứ trên đời anh ta mất thăng bằng TÂM TRÍ, lúc thì căng thẳng, căng thẳng, áp huyết cao, thuốc an thần này, thuốc an thần kia, thuốc an thần thượng hạng nọ, thuốc ngủ này, thuốc ngủ kia , và đến giai đoạn phải cần đến chấn động điện, đây là trình trạng của người anh với chiếc nhẫn kim cương.
Còn người em với chiếc nhẫn bạc bắt đầu nghĩ rằng :
“Cha mình đã giữ rất kỹ chiếc nhẫn kim cương, điều này có thể hiểu được, nhưng tại sao cha lại bận tâm giữ chiếc nhẫn bạc tầm thường này?, chắc chắn phải có thâm ý gì đó…”
Người em bắt  đầu xem xét chiếc nhẫn kỳ càng, và thấy chiếc nhẫn có khắc, một dòng chữ, anh ta đọc dòng chữ khắc trên chiếc nhẫn, dòng chữ :
“Sự này rồ`i cũng sẽ đổi thay”
“OH`, Sự này cũng sẽ  đổi thay, đây là giáo huấn của cha tôi, sự này sẽ cũng đồi thay…”
Mọi sự đều thay đổi, anh ta đeo chiếc nhẫn trên ngón út, mùa xuân đến anh ta thọ hưởng nó, không chạy trốn nó, anh ta hưởng mùa xuân, nhìn vào ngón tay út phải rồi :
“Mùa xuân này rồi cũng sẽ đổi thay”
 không tồn tại mãi mãi, khi mùa xuân qua anh ta lại mĩm cười :
“ Ta đã biết trước là nó cũng sẽ đổi thay, thì đã sao nào, ta không cần quan tâm đến nó”
Anh  ta không mất sự thăng bằng của tâm trí, khi mùa đông tới lại với chiếc nhẫn “Sự này rồi cũng sẽ đổi thay” Anh ta không khóc, Anh ta cũng chẳng cảm thấy chán nản, mọi sự rồi cũng sẽ đổi thay, định luật thiên nhiên là thế, nó phải đổi thay.
Những phù trầm chắc chắn sẽ đến trong đời, nếu chúng ta hiểu rằng, “Sự việc này rồi cũng sẽ đổi thay”, “Cái này rồi cũng sẽ đổi thay…” không cứ là phải lúc nhìn chiếc nhẫn, chiếc nhẫn trong tâm, thực tại bên trong, chúng ta đã có  được di sản này từ Đức Phật, hãy quan sát thực tại bên trong, “ Sự việc này sẽ phải đổi thay” khi gặp phải một kinh nghiệm “ Sự việc này rồi cũng sẽ đổi thay…”
Và rồi bạn giữ tâm thức hoàn toàn bình thản, có thế thì người bạn này là người bạn rất tốt cho bạn…

Lão Khờ

Lão khờ mặc áo vá,
Cơm lạt bụng no nê,
Vá áo để che lạnh,
Muôn sự để tùy duyên.
Có người mắng lão khờ,
Lão khờ chỉ nói tốt.
Có người đánh lão khờ,
Lão khờ nằm xuống ngủ.
Khạc nhổ trên mặt lão,
Cứ để nó tự khô.
Lão cũng không phí sức,
Mà người cũng không phiền.
Ba La Mật như vậy,
Là vật báu huyền diệu.
Nếu ai biết lẽ nầy,
Lo gì không đạt đạo.

Hạt cơm

Được ăn no không phải bị đói không phải là khá hay sao :D Chờ nó lớn lên rồi mới biết một hạt gạo quý giá dường nào...

Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng

Sau khi tạo nên khu vực Washington năm 1853, Chính phủ Mỹ đã đề nghị người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được. Dưới đây là bài diễn văn bi tráng của ông Seattle (1786-1866), trùm da đỏ, đọc trước thống đốc Isaac Stevens. Nhiều ý căn dặn được nhắc đi nhắc lại thật thấm thiết. Bài văn này được coi là một tài sản văn hoá vô giá để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Nguyễn Vạn An phỏng dịch từ bản Pháp Ngữ.
(trùm gia đỏ Seattle, ảnh trên mạng, không thấy ghi tên tác giả)



Mặt trời và biển mây

Mặt trời mọc cũng có cái đẹp của nó, biển mây cũng có cái đẹp của nó...

“CÙNG MỘT CON SÔNG, CÙNG MỘT NGỌN ĐÈN…”

Tính chất của tâm ta là hay phản ứng, khi có một cảm giác dễ chịu khoan khoái thì tâm phản ứng bằng cách tham muốn, bám víu… Khi thấy cảm giác khó chịu bực dọc trên thân thì tâm ta phản ứng bằng cách sân hận, ghét bỏ…
Trên bình diện tri thức thì mọi vật đều đổi thay, là một điều rất dễ hiểu, ai sinh ra rồi cũng sẽ chết đi, mọi vật được chế tạo rồi sớm muộn cũng sẽ bị hủy hoại, tất cả đều vô thường….
Nhưng đây chỉ là hiểu biết trên phương diện lý trí mà thôi, và ta chỉ có thể cảm nghiệm được điều này trong vòng thân thể vật này mà thôi.
Luật thiên nhiên là luật tác dụng ở mọi nơi, bên trong và bên ngoài chúng ta… Những định luật thiên nhiên ở bên ngoài vạn vật bạn có thể chấp nhận và hiểu được bằng lý trí, thế nhưng những định luật nằm trong phạm vi của thân thể thì chính bạn phải cảm nhận trực tiếp, chúng ta phải thực sống với kinh nghiệm trực tiếp đó, nếu không chỉ cảm nhận bằng lý trí không thì không hữu hiệu.

2 Cậu bé ăn mày - Chuyện kể ấn độ

Có 2 người bạn là 2 thiếu niên nghèo khổ, sống cuộc đời ăn xin. Chúng đi khắp nơi để xin thức ăn, một người thì mù từ lúc bẩm sinh.

Một ngày nọ cậu bé mù bị lên cơn sốt nặng, Người bạn ăn xin bèn nói :

" Được rồi, anh ở đây nghĩ đi, tôi sẽ đi xin thức ăn rồi chúng ta cùng ăn với nhau"

Thằng bé ăn mày ra đi và ngày đó có bà nội trợ động lòng từ tâm, bà cho thiếu niên này một dĩa thức ăn ngon ngọt ( Ở ấn độ người ta gọi là Khia, một loại được làm bằng sửa, gạo, trái cây khô và đường...)

Cậu bé ăn xin rất vui mừng, nhưng thức ăn thì lỏng quá mà nó không có đồ đựng, cho nên không thể mang về cho bạn mình mà phải ăn ngay tại chỗ.

Chấp nhận, chấp nhận hết...

Một người sinh ra trong một gia đình có được nuôi dưỡng trong một xã hội có đức tin ở một truyền thống nào đó, với những giáo lý và đức tin của người đó. Từ thưở nhỏ, tâm người đó đã bị điều kiện hóa, điều kiện hóa bởi tất cả mọi chấp nhận lý thuyết đức tin và tín điều. Và người đó bắt đầu thấy rằng tất cả những điều này đều tốt cả. Tất cả các truyền thống khác đều vô ích và sai lầm. Truyền thống của tôi là nhất nên tôi chấp nhận nó. Người đó sẽ không muốn đi them bước tới nữa, họ đã thấy hoàn toản thỏa mãn. Tôi chấp nhận chân lý, chân lý trong giáo lý của tôi, chân lý mà các vị thần thánh của tôi trình bày, chân lý mà giáo chủ của tôn giáo tôi đã giảng giải, thật là kỳ diệu, điều này đã trở thành một cản trở lớn, một ràng buộc rất lớn cho người đó. Một người như vậy sẽ không bao giờ biết dùng lý trí để phân tích những điều họ đã hấp thụ. Như vậy rất khó để phát triển khả năng cảm nghiệm thực tế của họ và nó trở thành một ràng buộc rất lớn.

Xin Chú Ý - Vài phút suy ngẫm


Xin chú ý bữa tiệc đang được tiêu dùng này... Xin nhìn thật kỹ những người trong bàn tiệc, bạn sẽ thấy con người ngày nay lãnh đạm như thế đó, hưởng thụ một mình mà cảm thấy rất tự nhiên… Bữa tiệc như vậy hiện nay ở rất nhiều nơi trên thế giới, mỗi ngày thường diễn ra như vậy.

Là một con người chúng ta đã tiêu phí quá nhiều, cũng đã mất đi quá nhiều…

Thế giới ngày nay luôn đề xướng tiêu dùng, người tiêu dùng ham muốn vật chất quá độ.


Mỗi năm chúng ta tiêu phí hết 40 tỉ đô la cho quần áo, 50 tỉ đô la cho tạp chí tình dục, 300 tỉ đô la cho bia rượu, 260 tỉ đô la cho thuốc lá và 900 tỉ đô la cho việc chế tạo vũ khí giết người, và 40 tỉ để mua thiết bị nghe nhìn như máy nghe nhạc… Nhưng bạn biết không?
Mỗi năm chỉ cần 50 tỉ đô la là có thể cứu được 1825 vạn người, mỗi năm bỏ ra 5 tỉ đô la là có thể cứu 50 ngàn người mỗi ngày, nhưng hiện nay rất nhiều người chỉ muốn chi tiêu cho riêng mình chứ không muốn cứu người khác.


Nguồn : http://www.youtube.com/watch?v=_E8OliBrig0&feature=related

Ngày Tàn

Khoa học kỹ thuật phát triển đến cực độ thì cũng chính là ngày tàn của nhân loại...

Dấu chấm hỏi...


Trung bình mỗi ngày, trên thế giới này, có 25000 người chết đói. Con số ấy chẳng nói lên điều gì ư?
AY bảo, con số ấy đã nhỏ hơn gấp 3 lần so với trước kia rồi đó... Dân số vẫn tiếp tục tăng. Ô nhiễm vẫn tiếp tục nghiêm trọng hơn. Và, phần lớn là người chết vì nghèo đói không phải người gây ra ô nhiễm và nghèo đói.

Thinking...

is looking more deeply & fully present in mindful aimlessness in this moment...like a cloud...my mind cannot pass from being into not being, because my cloud is there when I close my eyes...I drink my cloud. Loved ones have taken other forms I may not recognize...today, I cry...over my tea. Learning, opening to a new view...open to learning right view & building my concentration toward liberating myself from fear & anger - finding the power to liberate us :)

Danh Ngôn

- Ghen ghét thường gây tai họa cho bản thân mình hơn là là cho người bị ghen ghét
( A. Duyma )
- Trong giao thiệp đừng đổi bạn thành thù, mà hãy đổi thù thành bạn
( Pitago)
- Đến ăn uống nhà bạn thì nên chậm,
Khi bạn bè gặp nạn thì đến thật nhanh
( Xi long )
- Điều khôn ngoan nhứt là phải luôn ghi nhớ rằng " Không có thành công hay thất bại nào là cuối cùng "
( Khuyết danh)
- Đường tuy ngán, không đi không đến
Việc tuy nhỏ, không làm không nên
( Tuân Tử )
- Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ,
Khi gặp tai họa phẩm hạnh lớn nhất là kiên cường
( Ba con )
- Cuộc đời ta là bọt nước, chỉ có hai điều như đá tảng:
- Tử tế khi người khác lâm nạn và cam đảm trong hoạn nạn của chính mình
( A.L. Gordan )
- Người đàn ông nào cũng muốn người đàn bà yêu quý của cuộc đời mình là người trí thức , khiêm nhường trong phòng khách, Một người duyên dáng nơi công cộng và là người nhà kinh tế trong nội trợ
( R. Gamzatop )
- Anh hãy tự giúp anh trước
Trời sẽ giúp anh sau
( La Fontaine )
- Đời là một hài kịch, đối với những người hay suy nghĩ, và là một bi kịch đối với những người hay đa cảm
( G. Suip )
- Ai yêu mãnh liệt, kẻ đó ít lời
( Catxitilone )

- Yêu đương không có đạo đức, là chỉ là sự nhu nhược và hổn loạn
( La Cordaire)
- Những điều chúng ta biết chỉ là giọt nước. Những diều chúng ta không biết là cả một đại dương
( Newton )
- Những bác sĩ mát tay nhất thế giời là " điều độ " bình tỉnh và vui vẻ
( G.Suip )
- Lúc giận bạn đừng làm gì hết.
Có khi nào bạn giang buồm giữa lúc bảo tố không?
( Pot de Luz )

Khoan Thai

Kể chuyện Mẹ

Ngô Nhân Dụng, Người ViệtTết là một ngày mình không nên nhức đầu. Cho nên, cũng không nên làm người khác phải nhức đầu. Chắc chắn không nên viết chuyện chính trị trong ba ngày Tết. Ký giả nẩy ý muốn mời quý vị suy nghĩ và thảo luận về một đề tài rất dễ thương: Làm Mẹ.

Lý do vì mới đọc tin về một cuộc tranh luận giữa bà Amy Chua và ông Larry Summers bàn về nghệ thuật làm mẹ, ngay tại Hội nghị Davos về Kinh tế Thế giới. Larry Summers từng là bộ trưởng Tài Chánh Mỹ, nguyên viện trưởng Ðại Học Havard, mới thôi chức cố vấn kinh tế ở Tòa Bạch Ốc. Amy Chua, giáo sư Luật khoa Ðại Học Yale, nổi tiếng vì mới viết một bài báo gây tranh luận mạnh mẽ ở Mỹ, sang cả đến Hồng Kông, Ðài Loan. Bà Amy Chua, tên Hán Việt là Thái Mỹ Nhi, trích một đoạn trong cuốn sách về kinh nghiệm dậy các con bà với kỷ luật rất nghiêm khắc. Bài báo tựa đề là: “Tại sao các bà mẹ Trung Hoa giỏi hơn?” (Why Chinese Mothers Are Superior?). Rất nhiều người phản đối, bài này nhận được nhiều thư độc giả phản ứng nhất trong lịch sử trên 100 năm của nhật báo Wall Street Journal (hơn 6,000 thư).

Cải tà quy chánh

" Chúng ta không làm nghề đồ tể nữa... Buôn bán nho nhỏ bình an sống qua ngày là được rồi... Khổ 1 chút, mệt một chút cũng chẳng sao... Con ha...:( "

Ung Dung...

"Có vay thì có trả, có ước ao thì còn bị ràng buộc và đã có ràng buộc thì phải lo gỡ ra. Muốn ung dung tự tại thì phải làm sao chấm dứt những ước ao mong cầu để không gây thêm một ràng buộc nào nữa. Phương tiện thiện xảo của sự tu tập là biết ý thức điều gì đã gây ra từ trước thì bây giờ phải lo tháo gỡ, nhưng tháo gỡ làm sao mà không gây thêm các ràng buộc khác mới là công phu tu tập"

Khổ đau - Hiểu về trái tim - Minh Niệm

Chỉ là bất như ý

Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Cho nên, nếu ta thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, không bị cuốn theo quan niệm của xã hội, ta thấy hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất khiến ta có mặt ở trên đời này thì ta sẽ không bao giờ than khổ.