Trà lá đi...

Trà lá đi

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG

"Babu nhìn lên bầu trời đầy sao trầm ngâm:


Mọi vật trong vũ trụ đều quân bình tuyệt đối, không dư, không thiếu, từ hạt bụi bé nhỏ đến những dãy thiên hà vĩ đại. Đời người quá ngắn, và luôn bị lôi cuốn vào sinh hoạt quay cuồng. Đâu mấy ai ý thức được sự phung phí hôm nay, dọn đường cho sự đau khổ ngày mai. Tất cả chỉ là những ảo ảnh chập chờn, thế mà người ta cứ coi như thật. Nếu biết thức tỉnh quan sát, ta có thể học hỏi biết bao điều hay. Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh. Chỉ trong đau khổ, nhục nhã ê chề mới chịu học. Có thể đó cũng là lý do luôn luôn có các biến động vô thường, thúc giục con người học hỏi.

- Ông nghĩ rằng con người sẽ học hỏi trong đau khổ.

Babu thở dài:

- Đúng thế, chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi, học lại cái bài học khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin. Khi sung sướng ít ai nghĩ đến việc tu thân cầu giải thoát. Khi cơ thể bệnh hoạn, ta mới thấy khoẻ mạnh là hạnh phúc. Khi bị tù đày, ta mới thấy giá trị của tự do. Tiếc rằng khi khỏi bệnh, ta không ý thức nguyên nhân đã gây nên bệnh đó, mà lại tiếp tục một đời sống như trước; do đó, ta cứ bị bệnh hoài."


Trích : Hành trình về phương đông...

Uống trà đi

"Uống trà đi...đừng nói chuyện đời...
Đừng nói chuyện thành bại,nói chuyện giàu nghèo...
Nó có đáng gì đâu..!

Uống trà đi...!!!  Hề Hề"


Hạnh Phúc?


"Không chỉ có tiền và quyền lực, mà thái độ suy nghĩ đến lợi ích cá nhân mình cũng không thể mang lại hạnh phúc và sự bình an lâu dài về tinh thần được. Tất cả các cuộc xung đột đều có nguyên nhân từ thái độ tự cho mình là trung tâm của nhân loại, .... Hạnh phúc và bình an trường tồn của tâm thức chỉ có thể đạt được thông qua ý nghĩa của lòng nhân ái và sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trên Đường Thiên Lý - Pháp Viện Thánh Sơn


Trên Đường Thiên Lý

Biển Nha Trang...



Chùa Long Sơn - Nha Trang






Vô Gia Cư

“Không khổ đau lấy chi làm chất liệu/ Không buồn thương sao biết chuyện con người…”.