“VỢ HIỀN - DÂU THẢO" TRONG KINH TẠNG

 
Từ ngàn xưa, những tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào trong lòng của mọi người dân Á Đông chúng ta. Nam thì phải có “Tam cương – Ngũ thường ”, nữ thì phải có “Tam tòng – Tứ đức ”, tất cả đều đã trở thành thước đo về đạo đức và phẩm hạnh của mọi người nam – nữ trong xã hội.

“NỮ NHÂN” TRONG KINH TẠNG

 
Người phụ nữ thường được cho là phái yếu vì do chân yếu tay mềm, do tính tình đa sầu đa cảm nên rất cần được sự che chở và yêu thương của mọi người trong gia đình và sự hỗ trợ ngoài xã hội. Tuy nhiên, không hẳn người nữ nào cũng yếu đuối theo cách nghĩ thông thường. Có những người phụ nữ khi sanh ra có được chút nhan sắc, rồi thêm tài sản, tiền bạc và trí tuệ nữa thì quả thật quá tuyệt vời. Ai mà không thích được như thế.

"HÔN NHÂN" TRONG KINH TẠNG

LỄ THÀNH HÔN CỦA
THÁI TỬ SIDDHATTHA VÀ CÔNG CHÚA YASODHARA
Giáo lý của bậc Giác Ngộ tuyên thuyết với mục đích hướng chúng sanh đến sự giải thoát, sự giác ngộ. Tuy vậy, giáo lý Phật Pháp vẫn đặt nền tảng là hướng đến con người và giúp cho họ có được hạnh phúc trong cuộc sống, chính vì vậy mà Phật Giáo trở thành một tôn giáo thực tế và có giá trị bất hủ.
Nếu so sánh số lượng các vị Tu sĩ xuất gia với số lượng người tại gia Cư sĩ thì chúng ta sẽ thấy một sự chênh lệch rất lớn, bởi vì số lượng người cư sĩ chiếm một số lượng rất lớn. Cũng chính thế, trong kho tàng Kinh điển có rất nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề hôn nhân, hạnh phúc gia đình được đề cập đến.

ĐỜI LANG THANG (Phong Vũ)


Cuộc chơi bỏ lại, về đồng
Bao năm tìm mãi vẫn không thấy mình
Đêm về ngồi cạnh bóng mình
Đành thôi tay trắng, chút tình cũng không
Đời ta du sĩ long đong
Niềm vui chưa được nửa dòng ấm tay
Bao ngày sứ giả Như Lai
Chút tình dang dở tháng ngày cuồng mê
Gác tay tựa gối đêm về
Nghe sao đau nhói bộn bề nơi tim…
Nguồn : Internet